HÃY LIKE ỦNG HỘ BÀI VIẾT HAY

HÃY LIKE NẾU BÀI VIẾT HAY

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

10 câu hỏi thường gặp về hóa đơn chứng từ

10 câu hỏi thường gặp về hóa đơn chứng từ


Đây là những câu hỏi thường gặp khi thực hiện công tác hóa đơn chứng từ trong doanh, hy vọng rằng những câu hỏi này sẽ góp phần giải đáp một số vướng mắc cho các bạn kế toán.

Câu hỏi 1: Thông báo phát hành hóa đơn là gì? Khi nào phải gửi thông báo phát hành hóa đơn?
Trả lời:
* Tại Điều 9, Thông tư 64/2013 hướng dẫn:
Thông báo phát hành hóa đơn là văn bản của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý, kèm theo hóa đơn mẫu, trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ (trừ hóa đơn được mua, được cấp tại cơ quan thuế).
Thông báo phát hành hóa đơn và hoá đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hoá đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.

Câu hỏi 2 : Nội dung thông báo phát hành hóa đơn được quy định như thế nào?
Trả lời:
* Tại khoản 2, Điều 9 Thông tư số 64/2013 hướng dẫn như sau:
Nội dung Thông báo phát hành hóa đơn gồm: tên đơn vị phát hành hoá đơn, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hoá đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số… đến số…)), tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hoá đơn (đối với hoá đơn đặt in), tên và mã số thuế của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn (đối với hoá đơn tự in), tên và mã số thuế của tổ chức trung gian cung cấp giải hoá đơn điện tử (đối với hoá đơn điện tử); ngày lập Thông báo phát hành? tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị.
Trường hợp các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng sử dụng chứng từ giao dịch kiêm hoá đơn thu phí dịch vụ tự in thì gửi Thông báo phát hành hoá đơn kèm theo hoá đơn mẫu đến cơ quan thuế quản lý, đăng ký cấu trúc tạo số hoá đơn, không phải đăng ký trước số lượng phát hành.

Câu hỏi 3: Thông báo hóa đơn trong một số trường hợp cụ thể và trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý thông báo phát hành hóa đơn được quy định như thế nào?
Trả lời:
* Tại khoản 4, Điều 9 Thông tư số 64/2013 hướng dẫn như sau:
Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh khi gửi thông báo phát hành từ lần thứ 2 trở đi, nếu không có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì không cần phải gửi kèm hóa đơn mẫu.
Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng khai thuế GTGT riêng thì từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng tổ chức thực hiện khai thuế GTGT cho đơn vị trực thuộc, chi nhánh thì đơn vị trực thuộc chi nhánh không phải Thông báo phát hành hoá đơn.
Tổng cục Thuế có trách nhiệm căn cứ nội dung phát hành hoá đơn của tổ chức, hộ, cá nhân phát hành, tổ chức xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về phát hành hoá đơn trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để mọi tổ chức, cá nhân tra cứu được nội dung cần thiết về hoá đơn đã thông báo phát hành của tổ chức, hộ, cá nhân.
Trường hợp khi nhận được Thông báo phát hành do tổ chức, hộ, cá nhân gửi đến, cơ quan Thuế phát hiện thông báo phát hành không đảm bảo đủ nội dung theo đúng quy định thì trong thời hạn ba (03)ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho tổ chức, hộ, cá nhân biết. Tổ chức, hộ, cá nhân có trách nhiệm điều chỉnh để thông báo phát hành mới.

Câu hỏi 4: Doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng số đơn đã đặt in nhưng chưa sử dụng hết khi có sự thay đổi tên, địa chỉ thì có phải làm Thông báo phát hành hóa đơn không?
Trả lời:
* Tại khoản 2, Điều 9 Thông tư 64/2013 hướng dẫn:
Đối với các số hoá đơn đã đặt in nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ trên tờ hoá đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hoá đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức, hộ, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng số hoá đơn đã phát hành chưa sử dụng hết thì đóng dấu địa chỉ mới lên hoá đơn, gửi bảng kê hoá đơn chưa sử dụng (mẫu số 3. 10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) và thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hoá đơn đến cơ quan thuế nơi chuyển đến. Nếu tổ chức, hộ, cá nhân không có nhu cầu sử dụng số hoá đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết thì thực hiện huỷ các số hoá đơn chưa sử dụng và thông báo kết quả huỷ hoá đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi và thực hiện thông báo phát hành hoá đơn mới với cơ quan thuế nơi chuyển đến.

Câu hỏi 5: Thế nào là hóa đơn mẫu? hoá đơn mẫu được sử dụng như thế nào?
Trả lời:
* Tại các khoản 3 và 4 Điều 9 Thông tư số 64/2013 hướng dẫn như sau:
Hóa đơn mẫu là bản in thể hiện đúng, đủ các tiêu thức trên liên của hóa đơn giao cho người mua loại được phát hành, có số hóa đơn là một dãy các chữ số 0 và in hoặc đóng chữ “Mẫu trên tờ hóa đơn.
Hoá đơn mẫu kèm thông báo phát hành để gửi cơ quan Thuế và để niêm yết tại các cơ sở sử dụng bán hàng hóa, dịch vụ là liên giao cho người mua hàng.
Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân khi thay đổi tên, địa chỉ thông báo phát hành số lượng hoá đơn còn tiếp tục sử dụng không có hoá đơn mẫu hoặc các chi nhánh trực thuộc sử dụng chung mẫu hoá đơn với trụ sở chính khi thông báo phát hành hoá đơn không đủ hoá đơn mẫu thì được sử dụng 01 số hóa đơn đầu tiên sử dụng theo tên, địa chỉ mới hoặc được phân bổ để làm hoá đơn mẫu. Trên hóa đơn dùng làm mẫu gạch bỏ số thứ tự đã in sẵn và đóng chữ “Mẫu” để làm hóa đơn mẫu. Các hóa đơn dùng làm hóa đơn mẫu không phải thực hiện thông báo phát hành (không kê khai vào số lượng hóa đơn phát hành tại Thông báo phát hành hóa đơn).

Câu hỏi 6: Doanh nghiệp muốn sử dụng mẫu hóa đơn mới cùng với số hóa đơn đã phát hành chưa sử dụng hết thì có phải lập Thông báo phát hành hóa đơn không?
Trả lời:
* Tại khoản 2, Điều 9 Thông tư 64/2013 hướng dẫn:
Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện thông báo phát hành mới theo hướng dẫn tại khoản này. (Các nội dung thay đổi liên quan đến tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số… đến số…), tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hoá đơn (đối với hoá đơn đặt in), tên và mã số thuế của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn (đối với hoá đơn tự in), tên và mã số thuế của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử (đối với hoá đơn điện tử).
Riêng hoá đơn xuất khẩu, nếu có sự thay đổi mẫu hoá đơn nhưng không thay đổi các nội dung bắt buộc thì không phải thực hiện thông báo phát hành mới.

Câu hỏi 7: Cục Thuế khi bán, cấp hóa đơn đặt in lần đầu cho các đối tượng có phải lập thông báo phát hành hóa đơn không?
Trả lời:
* Tại Điều 10 Thông tư số 64/2013 hướng dẫn về Phát hành hóa đơn của Cục Thuế như sau:
1. Hoá đơn do Cục Thuế đặt in trước khi bán, cấp lần đầu phải lập thông báo phát hành hoá đơn.
2. Nội dung thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Thông tư này và theo mẫu số 3.6 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thông báo phát hành hoá đơn phải được gửi đến tất cả các Cục Thuế trong cả nước trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày lập thông báo phát hành và trước khi cấp, bán. Thông báo phát hành hóa đơn niêm yết ngay tại các cơ sở trực thuộc Cục Thuế trong suốt thời gian thông báo phát hành còn hiệu lực tại vị trí dễ thấy khi vào cơ quan thuế.
Trường hợp Cục Thuế đã đưa nội dung.Thông báo phát hành hóa đơn lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì không phải gửi thông báo phát hành hóa đơn đến Cục Thuế khác.
4. Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, Cục Thuế phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành mới theo hướng dẫn tại khoản 2 và 3 Điều này

Câu hỏi 8: Đối tượng nào được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ?
Trả lời:
* Tại khoản 1, Điều 12 Thông tư số 64/2013 hướng dẫn về cấp hoá đơn do Cục Thuế đặt in như sau:
Cơ quan thuế cấp hoá đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.
Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hoá đơn.
Câu hỏi: Hóa đơn lẻ được cơ quan thuế cấp bao gồm các loại hóa đơn nào?
Trả lời:
* Tại khoản 2, Điều 1 2 Thông tư số 64/2013 hướng dẫn:
Tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hoá đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hoá đơn lẻ là loại hoá đơn bán hàng.
- Trường hợp doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã quyết toán thuế, đã đóng mã số thuế, phát sinh thanh lý tài sản cần có hoá đơn để giao cho người mua được cơ quan thuế cấp hoá đơn lẻ là loại hoá đơn bán hàng.
- Riêng đối với tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán.đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.

Câu hỏi 9: Việc mua hóa đơn của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh tại cơ quan thuế tiến hành như thế nào?
Trả lời:
* Tại khoản 3, Điều 11 Thông tư 64/2013 hướng dẫn:
- Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành khi mua hoá đơn phải có đơn đề nghị mua hoá đơn (mẫu số 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Khi đến mua hóa đơn, người mua hoá đơn (người có tên trong đơn hoặc người được chủ hộ kinh doanh uỷ quyền bằng giấy uỷ quyền theo quy định của pháp luật) phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về giấy chứng minh nhân dân.
Tổ chức, cá nhân mua hoá đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hoá đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế nơi mua hoá đơn.
- Trách nhiệm của cơ quan thuế:
Cơ quan thuế bán hoá đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng.
Sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn và đề nghị mua hoá đơn trong đơn đề nghị mua hoá đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hoá đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong ngày. Số lượng hoá đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh không quá số lượng hoá đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó.
Số lượng hoá đơn bán cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh lần đầu không quá một quyển năm mươi (50) số cho mỗi loại hoá đơn. Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hoá đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hoá đơn bán lần tiếp theo.
Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế bán cho hộ, cá nhân kinh doanh hóa đơn lẻ (01 số) theo từng lần phát sinh và không thu tiền

Câu hỏi 10: Tổ chức các nhân cần mua hóa đơn lẻ thì liên hệ cơ quan thuế nào? phải làm thủ tục gì?
Trả lời:
* Tại khoản 3, Điều 12 Thông tư số 64/2013 hướng dẫn về Cơ quan thuế cấp hoá đơn lẻ cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được xác định như sau:
- Đối với tổ chức: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức đăng ký mã số thuế hoặc nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi được ghi trong quyết định thành lập.
- Đối với hộ và cá nhân không kinh doanh: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi cấp mã số thuế hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trên sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực hoặc nơi cư trú do hộ, cá nhân tự kê khai (không cần có xác nhận của chính quyền nơi cư trú).
Trường hợp tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh có bất động sản cho thuê thì cơ quan thuế quản lý địa bàn có bất động sản thực hiện cấp hoá đơn lẻ.
Tổ chức, hộ, cá nhân có nhu cầu sử dụng hoá đơn lẻ phải có đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ mẫu số 3.4 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Căn cứ đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ và các chứng từ mua bán kèm theo, cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn người nộp thuế xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế. Riêng trường hợp được cấp hoá đơn giá trị gia tăng lẻ thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp là số thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng cấp lẻ.
Người đề nghị cấp hóa đơn lẻ lập hóa đơn đủ 3 liên tại cơ quan thuế và phải nộp thuế đầy đủ theo quy định trước khi nhận hóa đơn lẻ. Sau khi có chứng từ nộp thuế của người đề nghị cấp hoá đơn, cơ quan thuế có trách nhiệm đóng dấu cơ quan thuế vào phía trên bên trái của liên 1, liên 2 và giao cho người đề nghị cấp hóa đơn, liên 3 lưu tại cơ quan thuế.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

7 bước thành công với nghề kế toán

7 bước thành công với nghề kế toán

Khi bạn là một sinh viên đang theo học kế toán tại các trường hay các trung tâm đào tạo kế toán thực hành thì trước khi bắt đầu với nghề kế toán các bạn cần lưu ý 7 bước sau đây để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp
Bước 1: Học tốt môn toán
Kế toán là làm việc với các con số và sự vận dụng tới các con số. Vì thế, bạn phải chắc chắc rằng bạn có khả năng tốt về môn toán ở trường học. Những người ghé môn toán thường khó có thể thành công trong lĩnh vực kế toán. Đó là lý do tại sao bạn phải yêu môn toán nếu như muốn trở thành một kế toán. Phải quan tâm đặc biệt đến môn toán và hỏi giáo viên của bạn hay người hướng dẫn chọn khóa học để giúp bạn có thể chuẩn bị tốt nhất tìm được những khóa học lấy bằng kế toán khi bạn vào một trường đại học hay cao đẳng nào đó sau này.
Bước 2: Tìm kiếm thông tin về những trường đào tạo kế toán chất lượng.
Bên cạnh những nơi đào tạo được xây dựng thiết kế truyền thống, hiện nay còn có rất rất nhiều các trường cao đẳng hay đại học trực tuyến uy tín cung cấp những chương trình kế toán cho phép bạn có thể lấy bằng kế toán ở nhà. Gửi một lá thư, một email hay tạo ra một yêu cầu vấn tin trực tuyến để các trường nơi cung cấp các khóa đào tạo online về nội dung khóa học, học phí để được học chương trình đó.
Bước 3: Tìm đến bằng cấp quốc tế trong lĩnh vực kế toán.
Để trở thành một kế toán được công nhận, bạn phải nhận được chứng chỉ kế toán được chấp nhận (hay còn gọi là chứng chỉ kế toán công – nhưng mình không biết gọi như vậy có nói được hết nghĩa của nó hay không nên tạm gọi như trên), CPA của Bộ tài chính chẳng hạn. Các yêu cầu để có được chứng chỉ CPA là trước tiên bạn phải tốt nghiệp một khóa học về kế toán hoặc liên quan đến kinh doanh tại một trường đại học. Kiểm tra thông tin các yêu cầu về CPA sẽ giúp bạn có những chuẩn bị những gì cần phải được thực hiện trong chương trình cử nhân kế toán. Bạn có thể tham khảo thông tin về CPA qua bài viết sau tại Tạp chí kế toán.  
Bước 4: Liên tục cập nhật thông tin về các chương trình kế toán mới.
Thông thường, bạn sẽ bắt đầu công việc sau khi bạn tốt nghiệp chương trình tại đại học. Do đó, bạn cần chắc chắn rằng chương trình kế toán bạn đăng ký phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của luật hay quy định của nhà nước, trừ khi bạn muốn đối mặt với các vấn đề để có thể bắt đầu công việc với nghề kế toán sau này.
Bước 5: Chọn lĩnh vực kế toán mình yêu thích.
Có một vài điểm để khởi đầu cho nghề kế toán của bạn, bạn có thể làm việc với chuyên ngành kế toán công, kế toán hành chính, kế toán doanh nghiệp, và kế toán quản trị hay kiểm toán nội bộ. Không có có chương trình cử nhân kế toán nào sẽ đào tạo bạn tất cả các chuyên ngành trên; bạn cần chọn lĩnh vực mà bạn quan tâm nhất và chọn có thể chuyên ngành chính mà mình nghiên cứu.
Bước 6: Học phần mềm kế toán thành thạo
Thời sử dụng chương tình MS Excel trong công việc kế toán đã qua rồi. Bạn cần phải trở thành chuyên nghiệp với những phần mềm kế toán nếu như bạn muốn thành công trong nghề này. Bạn không thể học tất cả phần mềm kế toán trên thị trường, nhưng bạn cần biết cơ bản về những phần mềm kế toán phổ biến được sử dụng trong các công ty.   
Bước 7: Tăng cường tích lũy kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan
Kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực liên quan có vai trò rất quan trọng trong việc xác định một sự thành công trong nghề kế toán. Nếu bạn đang theo học chương trình cử nhân kế toán, bạn có thể đi làm part-time hay thực tập trong các công ty kế toán trong suốt những năm theo học. Còn nếu bạn theo học một khóa đạo tạo cử nhân online chẳng hạn, bạn có thể thu được kinh nghiệm làm việc từ việc làm kế toán toàn thời gian chẳng hạn, bởi vì một khóa học online cho phép bạn kế hoạch được lịch trình học khớp với công việc toàn thời gian của bạn.

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Doawload các mẫu đơn xin việc kế toán

Doawnload các mẫu đơn xin việc kế toán

Bạn đang chuẩn bị hồ sơ để xin việc việc mong muốn trở thành 1 kế toán viên trong tương lai?
Ngoài những bằng cấp chứng chỉ cần thiết thì CV xin việc của bạn đã thực sự đẹp?
Làm sao để nhà tuyển dụng chú ý đến CV của bạn?
Hãy cùng tham khảo 1 số mẫu đơn xin việc cho các bạn nhé !
Chúc các bạn thành công!
Doawload các mẫu đơn xin việc kế toán  tại đây

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

17 khác biệt trong tư duy của người giàu và người nghèo

17 khác biệt trong tư duy của người giàu và người nghèo

Người giàu:tôi  tạo ra cuộc đời tôi.
Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.

Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng.
Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.

Người giàu: Quyết tâm làm giàu.
Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.

Người giàu: Suy nghĩ lớn.
Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.

Người giàu: Tập trung vào các cơ hội.
Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.

Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.
Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.

Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.
Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.

Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.
Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.

Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ.
Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.

Người giàu: Rất biết đón nhận.
Người nghèo: Không biết đón nhận.

Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.
Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.

Người giàu: Suy nghĩ "cả hai".
Người nghèo: Suy nghĩ "hoặc là/ hoặc"

Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.
Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc.

Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ.
Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ.

Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ.
Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.

Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.
Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.

Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển.
Người nghèo: Nghĩ mình đã biết hết.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Kế toán nhà hàng,khách sạn

Kế toán nhà hàng-khách sạn
                        

Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh nhà hàng – khách sạn được mở ra rất nhiều, đặc điểm của nó là nguyên vật liệu chế biến đồ ăn, thức uống khá phong phú, khi xuất hóa đơn lại ghi chung là tiếp khách hay ăn uống. Vậy những công việc của một nhân viên kế toán trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn sẽ phải biết những gì, cần làm cái gì và đối với một người mới học kế toán ra trường khi bước chân vào lĩnh vực kế toán Nhà hàng – Khách sạn này họ sẽ phải tìm hiểu và nắm bắt điều gì trong công việc và ứng dụng lý thuyết cũng như kinh nghiệm của bản thân vào môi trường này như thế nào.

Tuy nhiên,không phải bạn sinh viên ĐH-CĐ,HAY TCCN nào cũng có thể trả lời câu hỏi này!

* Những điều cần biết đối với kế toán làm trong lĩnh vực kế toán Nhà hàng – Khách sạn.!


- Trước hết để có thể thực hiện được công việc của một kế toán tổng hợp trong lĩnh vực này thì các bạn cần phải hiểu rõ hơn về quy trình kinh doanh và buôn bán tùy theo mỗi mô hình mà ta có những hướng áp dụng những chế độ hay chính sách kế toán nào phù hợp nhất.


* Những việc phải làm của một kế toán trong lĩnh vực này:


-  Tổng hợp và cân đối thu, chi của một Nhà hàng – Khách sạn bao gồm.

+ Thu, chi của dịch vụ cho thuê phòng và các chi phí liên quan.

+ Thu, chi của dịch vụ ăn uống của khách (gồm khách thuê phòng, hoặc không).

+ Thu mua thực phẩm, đồ uống và phải biết cách hạch toán những khoản chi, thu liên quan đến từng nhóm hàng cụ thể.

VD: Đều là một bàn ăn nhưng bạn lại không thể hạch toán thức ăn ( do nhà hàng mua đồ về chế biến) và đồ uống( nếu là đồ uống pha sẵn) bạn mua ở ngoài về phục vụ cho bữa ăn đó là như nhau được.

+ Phân loại hàng tồn kho và tính giá thành cho từng loại mặt hàng thực phẩm, đồ uống của Nhà hàng – Khách sạn đó.

+ Nắm vững những nguyên liệu tiêu hao cho một món ăn đó bao gồm những chi phí liên quan như: nhân công, ga, điện, gia vị thực phẩm liên quan đến chế biến món ăn.v.v để có thể tính được giá thành cho mỗi món ăn cụ thể.

+ Cùng với rất nhiều những chi phí phát sinh khác để điều hành và phát triển của Nhà hàng này.

- Từ những thông tin và quy trình trên bạn có thể hiểu được để thực hiện hoàn chỉnh cho một công việc kế toán trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn là rất khó đối với những người chưa có kinh nghiệm thực tế liên quan đến lĩnh vực đặc biệt này.



Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Những câu hỏi phỏng vấn khó đỡ

Những câu hỏi phỏng vấn khó đỡ . #3


1.Hãy kể cho tôi một câu chuyện cười?(JP Morgan Chase)

2.Sẽ phải tốn bao nhiều để áp dụng việc cải tiến một sản phẩm trên toàn nước Mỹ?(Google)

3.Vì sao tôi không nên tuyển dụng bạn?(Twitter)

4.Một gã khổng lồ chuyên giết người lùn xếp 10 tên lùn theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất. Mỗi người lùn có thể nhìn thấy những người lùn nhất phía trước họ nhưng không thể nhìn thấy người lùn phía sau. Gã khổng lồ đặt một chiếc mũ trắng hoặc đen lên mỗi người lùn. Không người lùn nào có thể nhìn thấy cái mũ của mình. Gã khổng lồ nói với tất cả những người lùn rằng, hắn sẽ hỏi mỗi người lùn, bắt đầu từ tên cao nhất, màu sắc của chiếc mũ là gì.
Nếu ai trả lời không chính xác, gã khổng lồ sẽ giết người lùn đó. Cần phải có chiến lược ra sao để số lượng người lùn bị giết là ít nhất, và số lượng tối thiểu người lùn có thể được cứu bởi chiến lược đó là bao nhiêu?
(BitTorrent)

5.Ngày nào là những ngày tốt nhất để thực hiện các chiến dịch marketing tại nước bạn?( Valve Corporation)

6.Nếu bạn hóa thân thành một sản phẩm của Sony, bạn sẽ là sản phẩm nào? (Sony)

7.Hãy miêu tả khoảng thời gian khi bạn đối diện với sự nhập nhằng và không biết phải xử lý nó ra sao. (Summer Intern at AIG)

8.3 người nào bạn không biết mà bạn ngưỡng mộ nhất và tại sao? ( Deloitte )

9.Bạn sẽ miêu tả một thiết bị đo lực cho một đứa trẻ 8 tuổi như thế nào? (Tesla Motors)


10.Bạn sẽ dự đoán số lượng trạm phát sóng radio tại Mỹ như thế nào?(Google)

Những lý do nhảy việc sai lầm

Những lý do nhảy việc sai lầm

Môi trường làm việc luôn thay đổi và nhiều lựa chọn như hiện nay khiến chuyện nhảy việc không còn là điều gì quá ghê gớm như trong quá khứ. Đôi khi đó là nước đi cần thiết để bạn nâng cao chất lượng đời sống và tìm đường thăng tiến trong sự nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những mục tiêu chính đáng vẫn có những nguyên do sai lầm khiến bạn phải hối hận sau khi nhảy việc.
1. Nhảy việc vì áp lực tinh thần:
Nếu công việc thực sự khiến tinh thần bạn căng thẳng cực độ và ảnh hưởng nặng đến sức khỏe, dừng lại và tìm hướng đi mới là một quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ đó là tình trạng kéo dài hay có thể chỉ là những khủng hoảng trong giai đoạn đầu. Khi mới bắt tay vào một việc làm mới, khủng hoảng tâm lý là phản ứng dễ thấy ở mọi người, nhất là các bạn trẻ mới lần đầu đi làm. Khi công việc chưa vào guồng, kĩ năng còn thiếu, bạn sẽ hình dung mọi thứ như một mớ bòng bong khổng lồ, bạn sẽ lúng túng, mệt mỏi, và mang tâm trạng u ám kiểu:”Mọi việc cứ tiếp diễn thế này mãi sao?” Nếu bỏ việc ngay giai đoạn này, bạn sẽ tạo một tiền lệ xấu cho bản thân, trong tương lai bạn sẽ khó trụ lại lâu ở bất kì công việc nào khác, vì ngành nghề nào cũng tồn tại những khó khăn riêng. Hãy kiên nhẫn một chút, các khó khăn ban đầu sẽ qua nhanh khi bạn bắt đầu hiểu được bản chất của công việc và tìm ra những cách hoàn thành nhiệm vụ mà tốn ít sức lực hơn. Giai đoạn này có thể kéo dài vài tuần đến một tháng, sau khi cầm được lương tháng đầu, bạn có thể sẽ thấy mọi thứ không quá ghê gớm như mình vẫn tưởng.
 2. Nhảy việc vì tiền:
Bạn đi làm nhưng nói rằng mình làm không vì tiền thì chả thể nào tin được! Đồng ý tiền là một trong những lý do chính khiến chúng ta đi làm, nhưng đó chưa phải là tất cả, đặc biệt nếu bạn đang là một lao động trẻ. Thời gian khoảng từ 20 đến 30 tuổi là lúc mà bạn nên ưu tiên việc học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ hơn chuyện tiền nong. Một người thành đạt phải có tầm nhìn dài, muốn chặt ngã một thân cây, hãy dùng 8/10 thời gian để mài chiếc rìu cho bén và dùng 2/10 còn lại để chặt cây. Nếu lương, thưởng là ưu tiên hàng đầu của bạn trong công việc, bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội rèn dũa bản thân để đạt được thành tựu  cao hơn trong tương lai. Trong thị trường có 2 loại công ty: loại 1 trả lương cho bạn rất cao nhưng sẵn sàng sa thải bạn nếu làm không được việc, loại 2 có thể trả thấp hơn nhưng sẽ đào tạo cho bạn từ đầu. Nếu cảm thấy bản thân đã đủ “chín” nghề, bạn cứ tự nhiên tìm đến những công ty loại 1, nhưng nếu chỉ là một sinh viên mới ra trường hoặc còn là lính mới tò te trong lĩnh vực, hãy chọn công ty loại 2 để học hỏi trước khi tiến đến loại
3. Nhảy việc vì không ưa đồng nghiệp:
Nói đến các vấn đề đau đầu nơi công sở, có lẽ không ai không nhắc đến các mâu thuẫn nảy sinh, chuyện bằng mặt không bằng lòng giữa đồng nghiệp với nhau. Nếu bạn đang gặp rắc rối với đồng nghiệp, muốn chuyển chỗ làm cũng là chuyện dễ hiểu. Dù thế, bạn cũng nên xem xét cải thiện tình hình hoặc giảm thiểu tác động của mối quan hệ trước khi quyết định rời đi, vì đó chỉ là giải pháp cuối cùng. Anh hùng và tiểu nhân ở đâu cũng có, bạn có chắc là mình sẽ không gặp lại những rắc rối này ở chỗ làm mới không? Hơn nữa, một tập thể không thể nào tránh khỏi mâu thuẫn nội bộ, vấn đề là bạn chấp nhận nó được đến đâu! Vấn đề không hẳn chỉ xuất phát từ đồng nghiệp mà có thể thêm sự góp phần của bạn nữa, mà những gì bản thân mình gây nên thì chính mình cũng có thể cải thiện!